Loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng mức báo động

Một số loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng ở mức báo động bởi thiếu môi trường sống, nạn săn bắt trái phép, khí hậu khắc nghiệt,… Nội dung bài viết sau đây KOALA BEARS sẽ chia sẻ đến bạn 5 loài có nguy cơ bị “xóa sổ” cao để bạn được tiếp cận thêm kiến thức mới. Bạn theo dõi nhé!

Đười ươi Bornean

Đười ươi Bornean xuất hiện ở đảo Borneo, có gương mặt to, râu thưa và là động vật hoang dã mới được đưa vào danh sách đỏ. Tính từ thời điểm 1950 đến nay, Bornean giảm tới 60% “dân số” và thời gian sinh nở cách nhau tới 6-8 năm.

Đười ươi Bornean

Nguyên nhân gây ra nguy cơ tuyệt chủng là do môi trường sống của Bornean dần bị phá hủy. Khu rừng loài đười ươi này trú ngụ đều dùng để trồng cao su công nghiệp. Thêm vào đó nạn săn bắt trái phép cũng liên tục hoành hành khiến số lượng đã ít lại càng ít hơn.

Báo mãn châu

Loài báo mãn châu hay còn gọi là báo Amur có ngoại hình nổi bật với màu vàng, cam đậm và họa tiết da báo đặc trưng. Khi trưởng thành, Amur có thể đạt trọng lượng 60kg, dài 5m. Nhiều chuyên gia động vật ước tính tốc độ chạy của Amur có thể lên đến 37 dặm/h.

Báo mãn châu cũng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao bởi số lượng xuất hiện ngày càng ít. Có thể thấy rằng loài báo này chỉ còn có mặt tại phía Đông của Nước Nga ở khoảng 60 con và hoàn toàn biến mất ở Trung Quốc hay Peninsula.

Chồn sương chân đen

Chồn sương chân đen cũng là động vật hoang dã ở mức báo động về nguy cơ tuyệt chủng. Trước đây loài chồn này sinh sống rất nhiều ở Bắc Mỹ, tuy nhiên bởi dịch hạch và nạn săn bắt trái phép mà số lượng ngày càng giảm đáng kể.

Ở năm 1987, chồn sương chân đen được gọi là giống loài tuyệt chủng trong tự nhiên với số lượng chỉ tầm 18 con. Nhưng may mắn nhờ vào việc nhân giống của Mỹ mà đến thời điểm hiện tại, chồn sương đã nâng lên mức 300-400 con sống hoang dã.

Chồn sương chân đen

Tê giác Sumatra

Tê giác Sumatra có phần lông dài giữ ấm cơ thể cực kỳ tốt và loại bỏ sự tiếp cận của các loài côn trùng độc hại trong rừng. Tê giác này được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Myanmar, Malaysia, Indonesia.

Theo thống kê, hiện nay số lượng tê giác Sumatra sống hoang dã chỉ khoảng 220-275 con. Các nhà chức trách đang ngăn chặn nạn săn bắt trái phép gây tuyệt chủng nhưng tình hình chưa hoàn toàn được cải thiện.

Sao la – Động vật hoang dã nhưng rất “hiền lành”

Tháng 5/1992, Sao la lần đầu tiên được loài người tìm thấy, loài động vật hoang dã này còn có tên gọi khác là Kỳ lân Châu Á. Sao la là giống loài cực kỳ quý hiếm và số lần bắt gặp cũng rất ít, chỉ khoảng 4 lần.

Sao la – Động vật hoang dã nhưng rất “hiền lành”

Sao la đực và cái có ngoại hình tương đương nhau, tuy nhiên Sao la đực sẽ có sừng trên đầu và có vệt trắng trên mặt giống Linh dương. Tại các khu rừng của Việt Nam và Lào sẽ dễ bắt gặp Sao la, tuy nhiên số lượng ngày càng ít bởi nạn săn bắt trái phép tăng cao.

Bài viết trên KOALA BEARS đã chia sẻ tới bạn về một số loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ở mức báo động. Mong rằng bạn đã có thêm kiến thức mới và nếu bạn cần tham khảo thông tin động vật nói chung, bạn có thể truy cập tới website KOALA BEARS để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

 

Loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng mức báo động